5 Quy tắc quan trọng tuyệt đối “KHÔNG” khi hợp tác trong kinh doanh

Hợp tác kinh doanh

Hợp tác trong kinh doanh – Việc mở rộng quy mô không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các chủ thể thường lựa chọn hình thức hợp tác kinh doanh; nhằm sử dụng nguồn vốn từ các nhà đầu tư để phát triển kinh doanh sản xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận cho hai bên.

Hợp tác trong kinh doanh – Hãy xem xét thật kỹ tình hình tài chính cùng các điều khoản khi góp vốn

Vốn và tài sản kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều dạng như bất động sản; phương tiện vận chuyển; tiền mặt, . . . Mỗi dạng tài sản có khả năng thanh khoản khác nhau các bên có thể thỏa thuận quy định tỷ lệ lợi nhuận cho các dạng tài sản này.

Vậy nên, khi góp vốn kinh doanh cần phải cân nhắc thật kỹ giá trị sử dụng của tài sản; đây là quy tắc quan trọng nhất để từ đó đàm phán tỷ lệ lợi nhuận thích hợp với mỗi loại tài sản góp vốn. Sau khi xác định rõ về tài sản góp vốn thì các bước tiếp theo càng dễ đi xa và chắc chắn hơn. Hãy cân nhắc; tính toán mọi chi phí hoạt động và phân chia lợi nhuận như thế nào theo một bản thỏa thuận hợp tác rõ ràng. Cân nhắc trường hợp xấu nhất có thể xảy ra; để đề phòng và có hướng tháo gỡ nếu gặp phải.

Hợp tác kinh doanh

Hợp tác trong kinh doanh – Đừng hợp tác chỉ vì không đủ tiền thuê lao động

Mọi quan hệ hợp tác phải dựa trên sự sòng phẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Nếu sự hợp tác dựa trên quan hệ vốn; lao động thì cần đảm bảo quyền lợi cho bên có nguồn lực chủ đạo này; bằng không sẽ rất dễ xảy ra sự đổ vỡ hợp tác ngay từ đầu.

Cụ thể chúng ta xem xét một ví dụ điển hình dưới đây: Bên A có ý tưởng kinh doanh; Bên B sở hữu kỹ năng kinh doanh; nhưng A không đủ khả năng thuê mướn B nên họ quyết định cùng chia sẻ công việc; chi phí và lợi nhuận. Điều gì sẽ xảy ra nếu A và B nảy sinh  mâu thuẫn; và A chợt nhận ra; anh ta hoàn toàn lệ thuộc vào những điều lệ bắt buộc ghi trong hợp đồng hợp tác với B?

Nếu bạn có được một ý tưởng và biết một ai đó có được một kỹ năng thì hãy thuê anh ta hoặc thực hiện một bản hợp đồng chấp thuận sự độc lập của mình.

XEM THÊM:

>>> 3 ngành đầy hứa hẹn để khởi nghiệp ở thời điểm hiện tại

>>> Chuyện doanh nhân – Những người truyền cảm hứng thành công khởi nghiệp

Ký kết Hợp đồng hợp tác, yếu tố không được bỏ qua

Trong hợp tác kinh doanh, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đều phải được kê khai rõ ràng. Sau khi đạt được thỏa thuận; những điều khoản đã giao kết cần phải được viết ra giấy; và hợp thức hóa bằng hợp đồng. Quan hệ hợp tác như thế mới bảo đảm được sự an toàn và hạn chế rủi ro về sau.

Hợp tác kinh doanh

Lưu ý việc hợp tác hữu hạn – Hợp tác trong kinh doanh

Các ràng buộc về pháp lý cần thiết mà các bên có trách nhiệm thực hiện là nội dung cần có trong hợp đồng hợp tác. Nó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hợp đồng hợp tác; chính do việc hiểu nhầm về các điều lệ pháp lý mà các bên đặt ra cho nhau. Sự chủ quan trong sự hợp tác hữu hạn; nghĩa là một bên không phải chịu trách nhiệm về những hành động hay bổn phận nào của bên kia. Nên cần tham khảo tư vấn từ Luật sư chuyên trách; để giúp bạn xem xét kỹ vấn đề này trong bản thỏa thuận.

>>> Kẻ ‘điên’ với ý tưởng viển vông thành tỷ phú lập dị số 1 thế giới

>>> Điều cần lưu ý khi hợp tác kinh doanh để tránh mất tiền

Không nên hợp tác kinh doanh theo hình thức 50/50

Việc góp vốn hay các tài sản khác mà hai bên sẽ phân chia theo tỷ lệ sở hữu công ty; tổ chức ở tỷ lệ 50/50 là điều nên tránh. Nếu quyết định hợp tác, hãy góp vốn theo tỷ lệ 60/40 hoặc 70/30. Được như thế; bạn và bên đối tác rõ ràng sẽ có được một nhân vật chủ chốt cho chức danh quản trị và nắm bắt toàn bộ mọi hoạt động của công ty.

Như vậy, chúng ta vừa xem xét những yếu tố hết sức quan trọng mà khi có ý định hợp tác kinh doanh phải suy xét; để đạt được hiệu quả cao cũng như tránh những rủi ro về pháp lý và tranh chấp khi xảy ra những sự việc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khi đã góp vốn.

Đối với từng trường hợp cụ thể, các nhà đầu tư cần tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh như uy tín; tiềm lực tài chính, lịch sử hoạt động. . . của bên kêu gọi góp vốn để có được có được nhận định đúng đắn trước khi quyết định hợp tác. Các vấn đề pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh nên tham vấn ý kiến từ Luật sư; để đảm bảo đúng quy định pháp luật cũng như quyền lợi của mình, hạn chế rủi ro về sau.

Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Hợp Tác Kinh Doanh của group29khoinghiep bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> 5 Quy tắc quan trọng khi hợp tác kinh doanh

TÌM HIỂU NGAY