Định giá trái phiếu là nhiệm vụ của nhà định giá. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà đầu tư trên thị trường tài chính hay một trái chủ; thì bạn cũng cần phải biết cách xác định giá của trái phiếu như thế nào để xác định thời điểm tốt cho mua/bán. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tính lãi suất nhanh gọn; từ đó có thể tính được giá trái phiếu một cách dễ dàng hơn.
Định giá trái phiếu là gì?
Định giá trái phiếu là xác định giá trị thực (hay giá trị kinh tế) của một loại trái phiếu. Giá trị này bằng với giá trị hiện tại của một dòng tiền được kỳ vọng sẽ nhận được ở tương lai. Quá trình xác định giá của trái phiếu thông thường sẽ được tính theo 3 bước dưới đây:
- Ước tính giá trị dòng tiền được kỳ vọng sẽ được nhận trong tương lai.
- Xác định tỷ suất hợp lý dùng để chiết khấu dòng tiền.
- Bằng tỷ suất chiết khấu, tính giá trị được kỳ vọng của dòng tiền trong tương lai.
Lãi suất chiết khấu của dòng tiền dùng để định giá vừa là lãi suất của một trái phiếu cụ thể trên thị trường; vừa là lãi suất được nhà đầu tư yêu cầu; thường được tính bẳng tổng của lãi suất trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn ở thời điểm đáo hạn với phần bù rủi ro. Khi giá trị trái phiếu thay đổi thì đồng nghĩa với tỷ suất chiết khấu trái phiếu cũng thay đổi. Cụ thể là giá trị của trái phiếu tỷ lệ nghịch với tỷ suất trái phiếu. Khi tỷ suất trái phiếu tăng thì giá trị trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Khi trái phiếu gần đến ngày đáo hạn thì giá trị của nó sẽ tiến về gần hơn với mệnh giá.
Công thức định giá trái phiếu
Định giá trái phiếu không kỳ hạn
Trái phiếu không có thời hạn là loại trái phiếu không đáo hạn.
Công thức không kỳ hạn
V = I/rd
Trong đó: I là lãi cố định được hưởng mãi mãi
V là giá của trái phiếu
rd là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư
Giá của trái phiếu này là tổng giá hiện tại của toàn bộ lãi thu được từ trái phiếu.
Ví dụ: Bạn mua một trái phiếu được hưởng lãi 35$/ năm trong khoảng thời gian vô hạn; và bạn muốn tỷ suất lợi nhuận đầu tư là 12%. Vậy hiện giá của trái phiếu này sẽ là:
V = I/rd= 35/0,12=291,667$.
Định giá trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ
Trái phiếu kỳ hạn không hưởng lãi (Zero coupon bond) là loại trái phiếu không có trả lãi định kỳ. Được bán với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá. NĐT mua trái phiếu không được hưởng lãi vì họ vẫn nhận được lợi tức. Lợi tức chính là phần chênh lệch giữa giá mua gốc của trái phiếu với mệnh giá của nó. Cuối kỳ đáo hạn được hoàn trả vốn gốc bằng mệnh giá.
Công thức Zero coupon:
V = MV/(1+rd)n
Ví dụ: Tập đoàn NC MASON phát hành trái phiếu không trả lãi có thời hạn n=10 năm và mệnh giá MV= 100 nghìn đồng. Nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của NĐT rd = 12%, giá bán V của trái phiếu này sẽ là:
V = 100/(1 + 0.12)10 = 32.200đ
Như vậy, NĐT bỏ ra 32.200đ hôm nay để mua trái phiếu này; và không hưởng lãi định kỳ trong 10 năm thì khi đáo hạn NĐT sẽ thu được về 100 nghìn đồng.
Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi định kỳ hàng năm
Có thể gọi khác là định giá trái phiếu coupon hoặc định giá trái phiếu chiết khấu. Sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) với công thức sau:
Trong đó:
I: lãi được hưởng từ trái phiếu (I = MV*i).
i: lãi suất doanh nghiệp trả cho trái phiếu.
rd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.
MV: mệnh giá trái phiếu.
n: số năm còn lại cho đến khi đáo hạn.
Định giá trái phiếu không trùng với ngày trả lãi
Công thức định giá không trùng với ngày trả lãi:
Vx = (I + V)/(1+rd/365)n
Trong đó:
V: giá trái phiếu (như bình thường).
rd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của NĐT.
I: lãi được hưởng từ trái phiếu (I = MV*i).
n: là số ngày còn lại cho đến ngày tháng đáo hạn nhưng của năm đang tính.
rd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của NĐT.
>>> Khởi nghiệp với số vốn 200 triệu? Ý tưởng kinh doanh hiệu quả hiện nay
Định giá trái phiếu chuyển đổi
Đây là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá chuyển đổi được tính trước. Tỷ lệ chuyển đổi cho biết số cổ phiếu thường mà mỗi trái phiếu có thể đổi được. Giá trị của trái phiếu chuyển đổi gồm:
- Giá trị của trái phiếu thông thường: nếu không chuyển đổi thì trái phiếu này là trái phiếu thông thường. Giá trị của trái phiếu được tính theo phương pháp định giá trái phiếu.
- Giá trị chuyển đổi: là giá trị của trái phiếu tại thời điểm được đổi ngay thành cổ phiếu thường.
Giá trị chuyển đổi = Số lượng cổ phiếu nhận được x Giá hiện hành của cổ phiếu thường.
- Giá trị của quyền lựa chọn: trái chủ sẽ quyết định chuyển đổi nếu thấy có lời.
Ví dụ: Một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá MV = 1.500.000 đồng, giá chuyển đổi là 30.000 đ/CP. Như vậy tỷ lệ chuyển đổi là 50.
Nếu giá cổ phiếu hiện hành P = 25.000đ. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu là: 25.000 x 50 = 1.250.000 đ. Nên chuyển đổi lúc này không có lợi.
Khi giá cổ phiếu P = 30.000đ. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu là: 30.000 x 50 = 1.500.000 đ. Nên chuyển đổi lúc này cũng không có lợi.
Khi giá cổ phiếu P = 35.000đ. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu là: 35.000 x 50 = 1.750.000 đ. Vậy chuyển đổi lúc này có lợi.
Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi
Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu mà trái chủ sẽ nhận được các khoản lợi tức khác nhau. Phụ thuộc vào lãi suất thị trường.
- Lãi suất trái phiếu thả nổi = lãi suất thị trường + chênh lệch lãi suất cố định
Loại trái phiếu này không được áp dụng công thức chung. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ dựa vào khái niệm giá trị thực của trái phiếu để định giá.
Với loại trái phiếu này, nếu nắm giữ từ lúc phát hành đến ngày đáo hạn, trái chủ sẽ nhận được các dòng tiền:
- Dòng tiền 1: Lợi tức trả theo lãi suất thị trường và mệnh giá khi đáo hạn
- Dòng tiền 2: Các khoản tiền phụ trội từ khoản lãi suất chênh lệch cố định
Dòng tiền 1 cũng chính là dòng tiền thu được trong tương lai của trái phiếu. Nhưng thay vì theo một lãi suất cố định thì lúc này, lãi suất sẽ theo thị trường. Điều này có nghĩa là hiện giá của dòng tiền 1 cũng chính là giá trị thị trường của trái phiếu tại thời điểm phát hành. Tức là bằng với mệnh giá.
Đối với dòng tiền 2, hiện giá được tính theo công thức bình thường. Vì các khoản tiền thu được là cố định.
Suy ra: Công thức định giá của trái phiếu có lãi suất thả nổi là:
- PV = Mệnh giá + Hiện giá của dòng tiền phụ trội
Gọi PT là phần phụ trội của trái phiếu, PT = MV x lãi suất chênh lệch cố định
Ví dụ:
Một trái phiếu có mệnh giá 100.000 VND. Thời gian đáo hạn 5 năm, trả lãi mỗi năm một lần. Lãi suất bằng với bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng của 4 NHTM Nhà nước: TCBS, BIDV, Agribank, Vietinbank, cộng với 2.5%/năm. Định giá tại thời điểm phát hành với lãi suất chiết khấu là 12%.
Từ công thức, suy ra giá trái phiếu là:
Lời kết
Bài viết vừa rồi đã giúp bạn định giá trái phiếu phổ biến trên thị trường. Nếu như bạn đang có ý định đầu tư vào thị trường tài chính thì việc hiểu rõ hơn về giá trị thực của trái phiếu sẽ giúp các bạn giao dịch tốt hơn. Tuy được đánh giá là cách đầu tư ít rủi ro nhất nhưng bạn vẫn phải trang bị kiến thức cho bản thân để tránh được những sai lầm đáng tiếc. Chúc bạn thành công!
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Sổ Tay Khởi Nghiệp của group29khoinghiep bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
>>> Giao dịch ký quỹ là gì? Những quy định về giao dịch ký quỹ
TÌM HIỂU NGAY