Bí mật kinh doanh (BMKD) là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ. Chưa được bộc lộ và có khả năng được sử dụng trong kinh doanh. Những thông tin này là một sản phẩm trí tuệ của doanh nghiệp. Là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vậy nên phải có các biện pháp cũng như chiến lược quản lý và bảo hộ thích hợp. Tránh rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
Các điều kiện bảo hộ với bí mật kinh doanh
Không phải tất cả mọi BMKD đều được bảo hộ mà chỉ khi đáp ứng được một số điều kiện trong mục 7 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng.
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được
Để hiểu đơn giản thì tức là BMKD không cần phải là thứ độc nhất vô nhị. Nhưng nó phải đặc biệt là thứ mà không phải ai cũng có thể hiểu và nghĩ ra được. Sự đặc biệt có thể đến từ sự phức tạp của tài sản trí tuệ. Ví dụ như kiến thức nếu như được công bố cho dân chúng một cách phổ thông. Như kiến thức trên các trang mạng uy tín hay trong sách giáo khoa, báo chí… Những kiến thức như vậy sẽ không được bảo hộ.
Một nguyên tắc quan trọng nữa là BMKD phải gắn liền với kinh doanh. Tức là phải giúp cho chủ sở hữu của nó có lợi thế hơn hẳn các chủ thể khác. Những người không có bí mật này trong kinh doanh. Cuối cùng. bí mật kinh doanh cần phải được bảo vệ một cách cẩn mật và hết sức chú trọng. Bên sở hữu bí mật cần phải chứng minh được rằng mình đã sử dụng các biện pháp bảo vệ và gìn giữ trí tuệ này hết sức. Nhằm mục đích tài sản không bị đánh cắp.
Thế nào được xem là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Cách thức xác định hành vi xâm phạm
Các câu hỏi chính để xác định được hành vi xâm phạm BMKD
- Thông tin đó có thực sự là thông tin bí mật hay không?
- Các biện pháp hợp lý đã được áp dụng để bảo mật hay không?
Để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh. Chủ sở hữu BMKD phải chi ra được những điều sau:
- Hành vi xâm phạm được thực hiện bởi hoặc lợi thế cạnh tranh thu được của người hoặc công ty đã sử dụng trái phép BMKD
- Chủ sở hữu đã thực hiện các biện pháp hợp lý để bảo mật thông tin đó
- Có hành vi sử dụng trái phép thông tin thu được, đã đang được sử dụng hoặc bộc lộ theo cách vi phạm các tập quán thương mại trung thực.
Các biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh
Lệnh của toà án cấm người đó trục lợi thêm từ việc sử dụng trái phép BMKD
Lệnh của tòa án yêu cầu bồi thường bằng tiền cho những thiệt hại. Dựa trên các tổn thất thực tế được gây ra do việc sử dụng trái phép BMKD (VD: làm mất lợi nhuận hoặc làm giàu bất chính)
Lệnh tạm giữ của tòa án. Dựa trên một vụ kiện dân sự mà có thể kèm theo việc điều tra cơ sở sản xuất của bên bị kiện. Nhằm thu thập bằng chứng để chứng minh hành vi sử dụng trái phép BMKD tại phiên tòa
Tịch thu có cảnh báo trước các hàng hóa chứa BMKD bị sử dụng trái phép. Hay các sản phẩm có được từ việc sử dụng hay lạm dụng nó
Tòa án có thể ra lệnh tiêu hủy các sản phẩm được sản xuất bởi hành vi xâm phạm. Và/hoặc phá hủy các thiết bị dùng để thực hiện các hành vi xâm phạm này.
Một số nước cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hành vi cố ý tiếp tay cho việc trộm cắp BMKD
Các phương thức bảo vệ BMKD
Khi phát hiện có chủ thể có hành vi đánh cắp. Hoặc tiết lộ trái phép BMKD của mình. Chủ sở hữu BMKS có thể yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm. Hoặc có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có biện pháp xử lý như phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện, khoản lợi nhuận….. Hay các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ.
Tuy vậy, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp pháp luật để xử lý các hành vi xâm phạm đến BMKD. Thị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra chưa chắc có thể khắc phục một cách đầy đủ. Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh nên có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ BMKD thích hợp. Để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) gợi ý cho các doanh nghiệp các chiến lược bảo hộ BMKD cơ bản:
- Nhận dạng bí mật kinh doanh
- Xây dựng chính sách bảo hộ
- Giáo dục nhân viên
- Hạn chế tiếp cận
- Đánh dấu tài liệu
- Cách ly và bảo hộ về mặt vật lý
- Cách lý và bảo hộ dữ liệu điện tử
- Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở
- Lập hợp đồng bảo mật với bên thứ ba
- Cung cấp tự nguyện
Theo luatviet.com
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức Doanh Nghiệp của group29khoinghiep bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ năm 2020
TÌM HIỂU NGAY