Trong một bài viết gần đây, chúng tôi đã có đề cập về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Sau đó, đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thị trường này và gửi những tin nhắn hỏi đáp về cách để xem và theo dõi bảng giá chứng khoán phái sinh như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh mới nhất ở đâu và cách đọc các chỉ số.
Chứng khoán phái sinh là gì?
Nhắc lại về thuật ngữ chứng khoán phái sinh, bản chất là một công cụ tài chính được giao dịch trực tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vài năm gần đây. Chúng tồn tại dưới dạng hợp đồng gọi là hợp đồng phái sinh, thể hiện những thỏa thuận giữa người mua và người bán về một mức giá nhất định vào một thời điểm nhất định. Các thỏa thuận dựa trên chỉ số cơ bản của một loại chứng khoán cơ sở, hàng hóa nào đó.
Tham khảo Đầu tư thông minh mùa dịch nhưng vẫn kiếm ra tiền? tại video dưới đây:
Xem bảng giá chứng khoán phái sinh ở đâu?
Mỗi sàn giao dịch chứng khoán và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán phái sinh đều có bảng hệ thống giá trực tuyến. Các bảng giá online này đều cung cấp thông tin, giá cả và khối lượng giao dịch kịp thời để nhà giao dịch nắm bắt và đưa ra quyết định mua bán. Các dữ liệu đều cập nhật trực tiếp từ các sàn HOSE và HNX. Để đọc và hiểu bảng giá chứng khoán phái sinh bạn cần nắm một số thuật ngữ thường dùng trong giao dịch chứng khoán.
Bạn có thể xem bảng giá chứng khoán phái sinh ở đâu?
Xem trực tiếp từ sàn HNX tại đây: https://banggia.hnx.vn/
Xem bảng giá từ các công ty chứng khoán như:
– BSC – Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: http://phaisinhprice.bsc.com.vn/
– Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT (Cần có tài khoản): https://trade.vndirect.com.vn/chung-khoan/phai-sinh
– Công ty cổ phần chứng khoán SSI: https://iboard.ssi.com.vn/bang-gia/phai-sinh
Cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh
Bước 1: Truy cập vào trang bảng giá chứng khoán phái sinh online ở trên hoặc từ các công ty chứng khoán khác.
Bước 2: Đăng nhập/Tạo tài khoản (Nếu có). Sau đó tìm kiếm tab chứng khoán phái sinh/phái sinh.
Bước 3: Đọc các chỉ số cơ bản của bảng giá.
Một số thuật ngữ thường gặp trong bảng giá chứng khoán phái sinh
Các loại thuật ngữ về hợp đồng và giao dịch
– Mã hợp đồng
Mỗi sản phẩm chứng khoán đều có một mã riêng được đặt theo tên chứng khoán đó. Vd các sản phẩm phái sinh hiện nay: VN30F2109, VN30F2110, VN30F2112…
– Khớp lệnh:
Khớp lệnh khi bên mua chấp nhận giá của bên bán. Khi giao dịch không cần phải xếp hàng chờ lệnh mua mà có thể mua trực tiếp bằng giá bán đang treo. Ngược lại là bên bán chấp nhận giá mua mà bên mua đang treo lệnh. Bán bằng mức giá bên mua đang treo.
– Bên mua (Dư mua):
Chúng ta thấy có 3 cột ở bên mua bao gồm giá mua và khối lượng được sắp xếp lần lượt theo thứ tự:
Giá mua cao nhất (Giá 1 + KL1) đến Giá mua cao thứ hai (Giá 2 + KL2), cuối cùng là Giá mua cao thứ ba (Giá 3 + KL3).
– Bên bán (Dư bán):
Chúng ta thấy có 3 cột ở bên bán bao gồm giá bán và khối lượng được sắp xếp lần lượt theo thứ tự:
Giá bán thấp nhất nhất (Giá 1 + KL1) đến Giá bán thấp thứ hai (Giá 2 + KL2), cuối cùng là Giá bán thấp thứ ba (Giá 3 + KL3).
– Tổng KL khớp: Tổng số lượng hợp đồng khớp lệnh trong phiên giao dịch hôm đó.
– Cao, Thấp: Giá khớp lệnh ở mức cao và mức thấp trong phiên giao dịch đó, nhưng có thể không phải là giá trần hay giá sàn.
– ĐTNN, NN mua, NN bán:
Thể hiện khối lượng hợp đồng giao dịch mà nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trong phiên đó.
Các loại thuật ngữ về giá
– Giá trần
Mức giá cao nhất của hợp đồng được giao dịch trong phiên giao dịch đạt được. Thường có màu tím. Vd: Giá trần của mã VN30F2109 ngày đáo hạn 16/09/21 phiên C là 1591. (Hình trên).
– Giá sàn
Mức giá thấp nhất của hợp đồng được giao dịch trong phiên giao dịch đạt được. Thường có màu xanh. Vd: Giá sàn của mã VN30F2109 ngày đáo hạn 16/09/21 phiên C là 1383. (Hình trên).
– Giá màu xanh: Thể hiện mức giá hiện tại cao hơn mức giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần.
– Giá màu đỏ: Thể hiện mức giá hiện tại thấp hơn mức giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.
Trái phiếu doanh nghiệp: Nơi an tâm đầu tư trong mùa dịch
Nếu bạn đang tìm kiếm một kênh đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Trái phiếu doanh nghiệp sẽ là sự lựa chọn hiệu quả dành cho bạn. Trái phiếu được xem là kênh khá an toàn so với cổ phiếu hoặc hoặc khoán phái sinh. Với mức lãi suất lên đến 12%/năm cao gấp 2-3 lần gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ tạo ra cho bạn nguồn thu nhập ổn định.
Lời kết
Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh ở đâu và một số thuật ngữ chứng khoán trong bảng giá bạn sẽ thường gặp ở các bảng giá. Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ và kịp thời thông tin về chứng khoán phái sinh và đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Sổ Tay Khởi Nghiệp của group29khoinghiep bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
TÌM HIỂU NGAY