Trái phiếu doanh nghiệp là một khoản nợ mà Doanh nghiệp vay từ người mua. Tương tự như tiền gửi ngân hàng, người mua được nhận tiền lãi hàng năm; cùng với việc nhận khoản tiền vay gốc vào cuối kỳ hạn của trái phiếu. Với mức rủi ro thấp và lợi tức đầu tư hấp dẫn, đầu tư trái phiếu là một kênh đầu tư thu hút trên thị trường.
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trước hết, bạn cần hiểu rõ đầu tư vào trái phiếu là gì thì mới có những thông tin chính xác nhất; từ đó giúp cho quyết định mà các bạn đưa ra rõ ràng và chính xác hơn. Đây là việc thực hiện một giao dịch cho vay, với người đầu tư là người cho vay, còn người phát hành trái phiếu là người đi vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho trái chủ theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
Dễ hiểu hơn, đầu tư hay mua trái phiếu là bạn cho người khác vay tiền nhưng có giấy bảo đảm và được lấy lợi tức
Những cách đầu tư trái phiếu
Hiện nay có 2 cách mua trái phiếu chính là trực tiếp và gián tiếp
Cách mua trái phiếu trực tiếp
Tổ chức tư vấn phát hành cho Doanh nghiệp sẽ thực hiện tìm kiếm khách hàng; tiến hành làm các tư vấn cần thiết cho Khách hàng/NĐT trên cơ sở hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng/NĐT thực hiện hoàn thiện quy trình đầu tư.
Cách mua trái phiếu gián tiếp
Nhà đầu tư có thể đầu tư gián tiếp thông qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư của Công ty quản lý quỹ. Thông thường trên thị trường hiện nay các quỹ này là các quỹ mở. (Quỹ đóng không còn hấp dẫn: Các quy định chặt chẽ; dẫn đến thanh khoản kém; NAV có thể cao, nhưng giá chứng chỉ quỹ vẫn thấp…).
Tổ chức tư vấn phát hành cho Quỹ hoặc Quỹ sẽ thực hiện tìm kiếm khách hàng. Họ làm các tư vấn cần thiết cho khách hàng/NĐT trên cơ sở hồ sơ phát hành chứng chỉ quỹ. Từ đó, nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện quy trình đầu tư.
Quỹ này là quỹ đầu tư trái phiếu: Chỉ được mua trái phiếu và có tỷ lệ nhất định cho từng loại trái phiếu của các lĩnh vực khác nhau.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Đầu tư số tiền nhỏ cũng có thể thành đại gia?
Cơ hội và rủi ro trái phiếu dễ gặp phải
Rủi ro
Trong khuôn khổ hoạt động của thị trường, khi đầu tư thì các nhà đầu tư có thể thường hay bắt gặp những rủi ro sau:
- Rủi ro về lãi suất thị trường: Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại.
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro khi mà người đi vay không chi trả được nợ với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán.
- Rủi ro thanh khoản: Là rủi ro nhà đầu tư không thể ngay lập tức bán được trái phiếu khi có nhu cầu tiền mặt, hoặc không bán được với mức giá kỳ vọng, hay phải trả nhiều chi phí hơn để bán được trái phiếu.
Ngoài ra còn có một vài rủi ro khác mà người đầu tư có thể gặp phải.
>>> Kinh doanh gì với 15 triệu không toang mà còn lên như diều gặp gió
Cơ hội khi mua trái phiếu
Bên cạnh những rủi ro trên, thị trường trái phiếu đem đến cho người đầu tư rất nhiều cơ hội tốt. Chính vì vậy mà thị trường trái phiếu vẫn luôn là một thị trường đầu tư hấp dẫn; thu hút được nhiều sự quan tâm trên các kênh đầu tư hiện nay.
- An Toàn tuyệt đối: Trái phiếu luôn có tài sản đảm bảo và được định giá bởi bên thứ ba. Hoặc được cam kết đảm bảo bằng tài sản giá trị cao như bất động sản đầu tư. Trái phiếu doanh nghiệp được công ty bảo lãnh phát hành. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng chi trả thì lãi suất; vốn đầu tư, tài sản đảm bảo sẽ được thanh lý để trả cho các nhà đầu tư
- Kênh đầu tư không có biến động: Thời điểm này là thời điểm rất nhạy cảm của nền kinh tế, kể từ khi dịch n-covid bùng phát, kinh tế thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng đã gặp phải những khó khăn vô cùng to lớn. Tốc độ tăng trưởng của tất cả các Quốc Gia đều đi xuống; đầy lãi suất huy động tiền gửi tại Ngân Hàng giảm mạnh; kéo theo Giá Vàng tăng kỷ lục trong 9 năm qua.
- Lãi suất luôn Cao và Bền Vững: So với lãi suất ngân hàng thời điểm hiện tại dao động từ 4,5-5,6%/năm thì lãi suất của trái phiếu từ 15-20,3%/năm là một lợi thế.
TÌM HIỂU THÊM VỀ:
Lời kết
2021 là một năm cơ hội cho các nhà đầu tư: Nếu như những năm 2011-2012 là đợt bùng nổ của thị trường chứng khoán, 2014-2015 là đợt hồi phục của thị trường Bất Động Sản thì năm 2020 là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của thị trường trái phiếu với mức tăng 39% so với kỳ năm 2019. Trong đó tăng trưởng 23% sự tham gia của những nhà đầu tư cá nhân; điều này cho thấy sự sôi động của thị trường giàu tiềm năng này. Đầu tư vào trái phiếu không tiêu tốn quá nhiều thời gian. Do đó bạn sẽ thảnh thơi và an tâm hơn vào quyết định đầu tư của mình.
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin tức Đầu Tư Gì? của group29khoinghiep bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY NHÉ!
TÌM HIỂU NGAY