Bên cạnh những thương hiệu thành công rực rỡ, thì sẽ có những thương hiệu lại kinh doanh thất bại tại thị trường Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược Marketing thất bại và không đúng quy trình nên không mang lại kết quả tốt nhất. Hãy cùng Group29khoinghiep.com rút ra những kinh nghiệm từ chiến lược kinh doanh thất bại tại Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Chiến lược kinh doanh thất bại tại thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp nổi tiếng gặp phải:
1. McDonald’s – Thất bại từ thích nghi văn hóa Việt Nam
Là một “ ông lớn” về thức ăn nhanh và thành công lớn tại nước Mỹ và các nước Châu những khi đến phát triển hệ thống tại thị trường Việt Nam thì lại triển khai chiến lược kinh doanh thất bại và gặp nhiều khó khăn. McDonald’s đầu tư về chiến lược kinh doanh Marketing tổng về khi sự kiện ra mắt McDonald’s tại thị trường thu hút sự tò mò của rất nhiều khách hàng và nhiều người đã kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi để cầm trên tay chiếc bánh Big Mac. Họ dự định sẽ mở 100 cửa hàng tại Việt Nam trong vòng 10 năm nhưng tính tới thời điểm hiện tại thì chỉ xuất hiện mới 17 cửa hàng. Lý do được xác định là McDonald’s chưa thể thích nghi được với văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Người tiêu dùng Việt Nam họ sẽ lựa chọn ăn uống tại những cửa hàng nhỏ, quán vỉa hè với số tiền nhỏ hơn là chọn McDonald’s và không cần tốn nhiều thời gian để chờ đợi món ăn. Thực đơn món ăn cũng là một vấn đề khó khăn mà nhãn hàng này gặp phải, những món ăn mà McDonald’s cung cấp có những món không phù hợp với khẩu vị của người Việt. Để thích nghi được với khẩu vị của người Việt Nam, hãng KFC đã thay món ăn có cơm và thay đổi những món được chế biến từ gà. Đây là những lý do khiến McDonald’s triển khai chiến lược kinh doanh thất bại tại thị trường Việt Nam.
2. Uber – Thương hiệu đang trên đà phát triển
Trước khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Uber đã gặt hái được rất nhiều thành công tại các nước Châu Âu… Năm 2014 Uber xâm nhập vào thị trường Việt Nam và được ra mắt rầm rộ. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hiện Uber phải đối đầu với rất nhiều hãng xe taxi cũng như xe công nghệ khá và Uber đã định vị thương hiệu của mình sai lầm dẫn đến thất bại vô cùng đau đớn. Họ đã sử dụng chiến lược Marketing thất bại vì Uber không nghiên cứu được hành vi tiêu dùng của người Việt, họ buộc khách hàng phải thanh toán qua thẻ qua ngân hàng nhưng hầu hết các người dân đều sử dụng tiền mặt để thanh toán cước phí. Vì sự bất tiện này đã gây ra nhiều khó khăn, mất thiện cảm với một số lượng khách hàng lớn.
Uber đã lựa chọn chiến lược kinh doanh thất bại nên Grab đến sau đã khắc phục được những hạn chế đó và phát triển những chiến lược kinh doanh khác phù hợp với thị trường Việt hơn. Định vị thương hiệu với vị trí bình dân, khách hàng được thanh toán tiền mặt và cả thẻ ngân hàng, hợp tác với những taxi nội địa để tránh xảy ra mâu thuẫn cũng như đánh chiếm thị trường là những bước đi khôn ngoan của Grab.
Xem thêm:
3 câu chuyện doanh nhân minh chứng cho thành công bất chấp tuổi tác
3. Alibaba – Thất bại tại thị trường Việt Nam
Alibaba quyết định chọn thị trường Lazada để phân phối trực tiếp giấy vệ sinh trên Website, họ cung cấp nguồn hàng với giá rẻ và chất lượng nhưng thực ra họ không hiểu được tâm lý mua sắm của người Việt. Vì giấy vệ sinh không phải mặt hàng Online được người dùng lựa chọn trong thời gian đó vì một phần thị trường Việt Nam lúc đó còn quá nhỏ, người dùng không sử dụng Lazada nhiều như Alibaba mong đợi.
4. Gloria Jean’s Coffees – Lựa chọn nhầm phân khúc khách hàng
Việt Nam được xem là “ miếng bánh ngọt” của ngành cà phê hiện nay, đây là thức uống truyền thông và được người Việt ưa chuộng nhất. Minh chứng có thấy hệ thống The Coffee House và Highland Coffee. Nhưng sau 10 năm gia nhập, Gloria Jean’s Coffees đã chính thức đóng cửa thương hiệu này tại Việt Nam. Gloria Jean’s Coffees sử dụng chiến dịch Marketing tổng thể nhưng lại không đúng đắn trên thị trường Việt Nam và sai lầm dẫn đến thất bại. Họ lựa chọn phân khúc khách hàng cao cấp như: doanh nhân, người có thu nhập cao…. nhưng nếu lựa chọn phân khúc như vậy thì cửa hàng phải có những đặc thú, nét đặc trưng riêng biệt thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho thương hiệu.
5. Bphone – Thất bại do không “ biết người biết ta”
Năm 2001, BKAV nổi tiếng về công nghệ với phần mềm diệt virus khi cho ra đời sản sản xuất ra điện thoại và nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng. Tuy nhiên, họ đã quá chủ quan và sử dụng sai chiến lược Marketing dẫn đến sai lầm và đi vào bế tắc khi tung ra sản phẩm. Họ liên tục so sánh Bphone với Iphone của hãng Apple, nếu như đánh giá như vậy đã dẫn đến sự nghi ngờ từ người tiêu dùng đặc biệt là những người mê Apple. Tính năng của Bphone không thể so sánh được với Iphone nhưng được đánh giá là tương đương, giá của Bphone lên cao hơn Iphone rất nhiều nên dẫn đến sự e ngại của nhiều khách hàng. Chất lượng sản phẩm lại kém nhưng lại định giá ngang nhau nên Bphone sử dựng chiến lược kinh doanh thất bại hãm hại.
6. AirAsia – Thất bại do “ lỡ quên” yếu tố luật pháp:
Hãng này cung cấp những chuyến bay nội địa và quốc tế với mức giá thấp hàng đầu Châu Á, đây cũng là hãng hàng không đầu tiên sử dụng vé điện tử. AirAsia không được chính phủ cấp phép thành lập hãng hàng không mới với hãng bay có vốn đầu tư nước ngoài.
Sau đó AirAsia mua 30% cổ phần của VietJet Air và ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác, giúp AirAsia sớm có mặt trên thị trường Việt Nam. Dự kiến sẽ hoạt đồng vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 năm 2010 những Vietnam Airlines đã phản đối và kiến nghị lên Cục Hàng không. VietJet Air phải có thương hiệu và biểu tượng riêng không được nhầm lẫn với hãng hàng không nào nhất là hãng nước ngoài. Do AirAsia không hiểu được chính sách pháp luật ở Việt Nam nên khiến AirAsia 3 lần thất bại do gặp vấn đề liên quan về chính sách liên doanh. Điều này khiến AirAsia sử dụng chiến lược kinh doanh thất bại nặng nề tại thị trường hàng không Việt Nam.
Khi các thương hiệu sử dụng chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược Marketing thất bại tại Việt Nam đều là những bài học đáng nhớ cho các Marketer cũng như các thương hiệu khác có mặt tại thị trường. Tất cả yếu tố về vi mô, nhân khẩu học, thói quen, hành, yếu tố văn hóa, pháp luật… là những chìa khóa vàng bạn không thể bỏ qua. Bạn hãy xem xét thông tin kỹ lưỡng, chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp thương hiệu của bạn có mặt trên thị trường người Việt nhé!
Câu chuyện thành công của Jack Ma:
TÌM HIỂU NGAY