Lợi thế của doanh nghiệp khi ứng dụng kinh doanh và công nghệ thời 4.0

Lợi thế của doanh nghiệp khi ứng dụng kinh doanh và công nghệ thời 4.0

Thực tế cho thấy công nghệ hiện nay đang dần “phủ sóng” lên cuộc sống hiện đại. Ở mọi khía cạnh của đời sống đều được “bao trùm” bởi công nghệ. Trong đó phải nói đến lĩnh vực kinh doanh. Vậy kinh doanh và công nghệ quan trọng như thế nào? Và doanh nghiệp sẽ có lợi thế gì khi kết hợp 2 yếu tố này với nhau?

Tầm quan trọng của công nghệ trong kinh doanh thời 4.0

Theo thống kê năm 2011, trên thế giới có 150 giải pháp công nghệ để hỗ trợ ngành thương mại điện tử. Đến cuối năm 2018, con số này đã tăng lên 7.000 ở 6 nhóm ngành. Cụ thể là quảng cáo, nội dung và trải nghiệm, cộng đồng, kinh doanh, dữ liệu, vận hành quản lý. Năm 2020 vẫn chưa có thống kê cụ thể nào. Nhưng chắc chắn con số này sẽ khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Vậy tầm quan trọng của kinh doanh và công nghệ như thế nào tới các doanh nghiệp?

kinh doanh và công nghệ

Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh

Khi công nghệ phát triển, các hình thức kinh doanh online cũng theo đó xuất hiện. Tiếp thị liên kết Affiliate Marketing, dropshipping, CTV bán hàng,… Các hình thức kinh doanh này nhờ vào nền tảng công nghệ 4.0 mà ngày càng đa dạng hơn. Đồng thời người tham gia kinh doanh sẽ có những lựa chọn phong phú hơn.

Thu thập thông tin và dữ liệu khách hàng

Thông tin và dữ liệu khách hàng là nguồn tài nguyên quý giá đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là cơ sở để doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng. Theo đó xây dựng và thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả. Từ đó nâng tỷ lệ chuyển đổi cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên

XEM THÊM:

>>> Kinh doanh online thành công – nắm bắt thị trường trực tuyến trong thời đại 4.0

>>> Kinh doanh trên Shopee: Bí quyết bán hàng thành công

>>> Những câu chuyện kinh doanh kinh điển và bài học đáng giá triệu đô

Thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả

Có thể thấy, kinh doanh và công nghệ đều cần thiết trong tất cả lĩnh vực. Trong đó có marketing. Công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó giúp nâng cao hiệu quả marketing. Những chiến dịch marketing thành công sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh. Điển hình như quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, nâng cao doanh số bán hàng và nâng cao lợi nhuận.

Tạo thuận lợi trong khâu quản lý kinh doanh

Khi công nghệ chưa phát triển, tất cả các quy trình quản lý kinh doanh đều được thực hiện thủ công. Từ quản lý kho, quản lý nhân viên, quản lý hàng tồn, quản lý giao hàng… Cách làm thủ công này vừa tốn nhiều thời gian, vừa không chính xác và không mang lại hiệu quả cao. Khi công nghệ phát triển đã mang đến “cuộc cách mạng” trong khâu quản lý kinh doanh. Khi hoạt động kinh doanh được quản lý hiệu quả. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp chắc chắn sẽ được tăng cao.

>>> Bỏ túi tuyệt chiêu kinh doanh online 4.0 hot nhất

Lợi thế khi doanh nghiệp áp dụng kinh doanh và công nghệ

Lợi thế khi doanh nghiệp áp dụng kinh doanh và công nghệ

Tầm quan trọng của công nghệ trong kinh doanh đến thời điểm hiện nay là không cần bàn cãi. Ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Như:

  • Giúp bất cứ ai cũng có thể kinh doanh mà không cần lo lắng quá nhiều về vốn. Không cần nhập hàng, không cần lo marketing và không cần giao hàng
  • Công nghệ giúp người kinh doanh hiểu được khách hàng rõ hơn. Để từ đó có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn.
  • Mang đến sự ra đời của nhiều kênh tương tác với khách hàng. Khi tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thì doanh thu cũng theo đó mà cao lên.
  • Các ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng trên diện rộng. Tiếp cận khách hàng ở đa kênh và trên nhiều nền tảng khác nhau. 
  • Góp phần củng cố niềm tin và gia tăng giá trị lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tài chính ứng dụng kinh doanh và công nghệ ra sao?

Hệ thống mạng dựa trên giải pháp đám mây sẽ là nơi lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu giao dịch. Nhà đầu tư ở bất cứ đâu cũng có thể tham gia thị trường chứng khoán qua việc sử dụng Internet di động.

Tính đến hết năm 2016, số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 1,67 triệu tài khoản. Trong đó 99,57% là nhà đầu tư cá nhân. Như vậy, chỉ có 1,72% dân số Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán.

Vì thế như cầu tìm hiểu thông tin, phổ cập kiến thức về chứng khoán là rất lớn. Công nghệ số với Internet di động sẽ giúp nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư ở vùng nông thôn có thể tiếp cận thông tin về chứng khoán nhanh hơn.

>>> 5 Quy tắc quan trọng tuyệt đối “KHÔNG” khi hợp tác trong kinh doanh

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức Doanh Nghiệp của group29khoinghiep bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

TÌM HIỂU NGAY