Mâm ngũ quả ngày tết đẹp nhất theo ba miền

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có năm loại khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên, màu sắc, cách sắp xếp của chúng. Hãy cùng đọc bài viết và tìm hiểu về mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất ở mỗi miền nhé!

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất của người miền Bắc

Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc luôn tuân theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông; tức vạn vật dung hòa cùng trời đất. Chính vì vậy, mâm ngũ quả miền Bắc luôn phối theo 5 màu Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất

Ý nghĩa của từng loại trái cây tượng trưng trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc có thể hiểu như sau:

  • Nải chuối xanh: Tượng trưng cho bàn tay ngửa lên thể hiện sự che chở, bao bọc tất cả mọi vật. Đây còn là biểu tượng của hành Mộc; hay có thể hiểu là mùa xuân tươi tắn, căng tràn sức sống; giúp mang tới sự sung túc, bình an, đùm bọc và gắn kết cho gia chủ.
  • Quả phật thủ: Hình dáng quả phật thủ giống như bàn tay của Phật tượng trưng cho sự che chở và bảo vệ. Ngoài ra còn mang biểu tượng của chữ Lộc tức mong ước các bậc trên ban phước tài phước lộc, bình an, may mắn; xua tan đi những điềm xui xẻo cho các con cháu trong gia đình.
  • Quả bưởi, quả cam: Biểu tượng cho sự viên mãn và phúc lộc.
  • Quả quýt, quả quất: Loại quả tượng trưng cho sự trọn vẹn; khi góp mặt bày mâm ngũ quả đẹp sẽ hứa hẹn một năm mới sung túc, đa lộc, tốt lành, dồi dào sức khỏe và ăn nên làm ra.
  • Quả đào, hồng: Màu sắc hồng đỏ đại diện cho sự thành đạt và may mắn.
  • Quả táo: Ý nghĩa phú quý.
  • Quả lựu: Mang ý con đàn cháu đống.

>>> Bí quyết chọn quà Tết 2021 làm sao cho ý nghĩa

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung

Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc luôn tuân theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông; tức vạn vật dung hòa cùng trời đất. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc luôn phối theo 5 màu Kim màu trắng – Mộc màu xanh – Thủy màu đen – Hỏa màu đỏ – Thổ màu vàng.

Trái cây của miền Trung không được phong phú, đa dạng như 2 miền Bắc, Nam. Chính vì thế mâm ngũ quả trong ngày Tết ở đây không quá cầu kỳ và chú trọng vào hình thức. Tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh gia đình mà mâm ngũ quả sẽ khác nhau.

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất

Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết của miền Trung:

  • Quả lê: Lê có vị ngọt thanh mang ngụ ý về một năm mới suôn sẻ, làm việc gì cũng được thuận lợi và dễ dàng.
  • Quả đu đủ: Loại quả này tượng trưng cho sự thịnh vượng cho gia chủ.
  • Quả dưa hấu: Ý nghĩa của quả dưa hấu ngày Tết đó chính là thể hiện cho sự tròn đầy, hứa hẹn một năm mới đầy may mắn, ngọt ngào.
  • Quả đào: Thể hiện cho sự bền vững và thăng tiến.
  • Quả thanh long: Biểu tượng cho sự phát lộc, phát tài.

>>> Món ăn ngày tết Tân Sửu

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam

Người miền Nam khá cầu kỳ trong ăn uống lẫn bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết. họ thường chỉn chu trong khâu chọn các loại quả. Với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” cho một năm mới đầy đủ, sung túc; người dân miền Nam thường lựa chọn những loại quả bao gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm một số loại trái cây như trái thơm; đặc biệt, trong mâm ngũ quả ngày Tết của người Nam Bộ sẽ không thể nào thiếu một cặp dưa hấu.


Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết của miền Nam

  • Trái xoài: Thể hiện sự cầu mong cho một năm tiêu xài không thiếu thốn.
  • Đu đủ: Mang tới sự đầy đủ, thịnh vượng.
  • Trái sung: Thể hiện cho sự sung túc về của cải, sung mãn về sức khỏe.
  • Trái dưa hấu: Thể hiện cho sự ngọt ngào, may mắn.
  • Trái dừa: Tượng trưng cho sự đầy đủ, không thiếu thốn.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin Tức của group29khoinghiep bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> Khám phá những món ăn ngày Tết Việt Nam đặc trưng

TÌM HIỂU NGAY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.