Mệnh giá trái phiếu là gì? Các loại mệnh giá trái phiếu chính

Mệnh giá trái phiếu là gì? Các loại mệnh giá trái phiếu chính

Trái phiếu hiện là một trong những sản phẩm quan trọng, “phủ sóng” trên thị trường. Nó vừa giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận an toàn; vừa giúp nhà phát hành có thêm vốn để hoạt động. Vậy trái phiếu là gì? Mệnh giá trái phiếu là gì? Cùng group29khoinghiep tìm hiểu những kiến thức cơ bản cần biết khi tham gia thị trường này nhé!

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ...
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ…

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá trái phiếu); trong một thời gian xác định và với một khoản lợi tức quy định.

Phân loại trái phiếu người phát hành:

  • Trái phiếu của doanh nghiệp
  • Trái phiếu của Chính phủ
  • Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng

Thời hạn trái phiếu

Thời hạn của trái phiếu là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả gốc và lãi. Trái phiếu có thời hạn khác nhau: trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm; trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên.

Tham khảo Các bước lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp an toàn tại video dưới đây:

Mệnh giá trái phiếu là gì?

Mệnh giá trái phiếu là gì?
Mệnh giá trái phiếu là gì?

Đây là một trong những kiến thức cơ bản nhất bạn cần phải nắm khi tham gia thị trường này. Mệnh giá trái phiếu hay giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trực tiếp trên trái phiếu. Giá trị này được xem là số vốn gốc.

Đây được xem là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay; mà người phát hành phải trả cho người sở hữu. Bên cạnh đó thì mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi đến hạn trái phiếu.

Hiện nay có khá nhiều loại trái phiếu tùy thuộc vào nhà phát hành là ai; và đối với mỗi loại trái phiếu khác nhau thì sẽ có mệnh giá quy định khác nhau.

>>> Đầu tư ngoại hối và chứng khoán – Đâu là sân chơi tiềm năng?

Các loại mệnh giá trái phiếu chính hiện nay

Mệnh giá trái phiếu Chính phủ

Mệnh giá tối thiểu phải là 100.000 VND.
Mệnh giá tối thiểu phải là 100.000 VND.

Theo Điều 3, Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ; để đầu tư một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước được ban hành vào ngày 05/09/2003; thì chủ sở hữu trái phiếu chính phủ được quy định như sau:

“Đối tượng mua trái phiếu Chính phủ bao gồm các tổ chức, công dân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Các tổ chức của Việt Nam không được dùng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu Chính phủ.”

Theo Điều 5 của Quyết định này được quy định cụ thể như sau:

“a) Đối với trái phiếu phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam; mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng; mệnh giá cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;

b) Đối với trái phiếu phát hành và thanh toán bằng ngoại tệ; Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cho từng đợt phát hành.”

Như vậy theo quy định này thì mệnh giá tối thiểu phải là 100.000 VND.

Của trái phiếu doanh nghiệp

Theo Điều 10, Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành vào ngày 14/10/2011; đối tượng được phép mua trái phiếu doanh nghiệp là:

“1. Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước để mua trái phiếu.”

Theo Điều 9 của Nghị định này, mệnh giá trái phiếu của doanh nghiệp như sau:

“Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu là một trăm nghìn (100.000) đồng; các mệnh giá khác là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.”

Như vậy theo quy định này thì mệnh giá tối thiểu phải là 100.000 VND; tức là cũng ngang bằng với trái phiếu của chính phủ”.

Nhìn chung, đây là một trong những kiến thức đầu tiên bạn cần phải tìm được lời giải trước khi tham gia vào thị trường này. Với từng loại trái phiếu khác nhau sẽ được Nhà nước quy định về đối tượng sở hữu và mệnh giá khác nhau. Vì thế bạn cần nắm rõ các điều này để tránh rắc rối phát sinh khi tham gia đầu tư.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức Doanh Nghiệp của group29khoinghiep bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> Đầu tư với 100 triệu vào chứng khoán như thế nào cho hiệu quả

TÌM HIỂU NGAY