Có lẽ lễ Thất Tịch còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên trong văn hóa phương Đông, ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động. Hãy cùng group29khoinghiep tìm hiểu ngày lễ Thất Tịch là gì? Về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ này nhé!
Ngày lễ Thất Tịch là gì?
Nếu như phương Tây có ngày 14/2 là ngày Valentine – ngày lễ Tình Nhân; thì văn hóa phương Đông có Lễ Thất Tịch cũng được xem là ngày lễ tình yêu. Được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Ngày lễ này được dựa trên câu chuyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ; hay còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu.
Lễ Thất Tịch là ngày nào vào năm 2021?
Ngày lễ Thất tịch năm 2021 sẽ diễn ra vào thứ Bảy ngày 14 tháng 8 Dương lịch. Tuy không phải là một ngày lễ lớn trong văn hóa của người Việt Nam; nhưng nhiều năm trở lại đây thì ngày lễ này càng được các bạn trẻ quan tâm và chú ý đến.
Lễ Thất Tịch có ý nghĩa gì? Nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc của ngày lễ Thất tịch là gì?
Ngày Thất Tịch có nguồn gốc từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ. Chuyện kể rằng Ngưu Lang là một chàng trai chăn bò trẻ tuổi, hoàn cảnh nghèo khó, mồ côi cha mẹ. Trong một buổi đi chăn bò, anh vô tình anh phát hiện bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ; và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau. Với sự cổ vũ của chú bò đực, anh chàng đã lấy trộm xiêm y của người mà chàng đã phải lòng – cô con gái út của Ngọc Hoàng – Chức Nữ.
Khi đến giờ phải bay về trời, các chị cô đành bay về trước; để lại nàng út ở lại loay hoay tìm đồ và khóc lóc một mình. Chàng Ngưu Lang thấy vậy thì mủi lòng nên đành đem bộ xiêm y trả lại cho nàng và thú nhận tất cả. Chàng cũng không quên thổ lộ tấm chân tình của mình; và thể hiện mong muốn lấy nàng làm vợ. Vì đã trễ giờ về trời và thấy chàng trai có vẻ thật thà, dễ thương nên Chức Nữ đồng ý. Từ đó về sau hai người sống hạnh phúc bên nhau dưới trần gian.
Ngọc Hoàng tức giận nên đã bắt hai người phải xa cách nhau; Vương Mẫu phát hiện nên vạch ra ranh giới giữa 2 cõi là sông Ngân Hà. Khi tiễn biệt, cả hai khóc khiến nước mắt rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa – sau được đặt tên là mưa ngâu.
Bị tình cảm của hai người làm cảm động, Vương Mẫu đã cho phép họ được gặp nhau vào 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm; trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.
>>> Thời buổi này kinh doanh gì là tốt nhất năm 2021 đại dịch Covid
Lễ Thất Tịch có ý nghĩa gì trong văn hóa phương Đông?
Ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc nên đây được xem là ngày hội truyền thống ở nơi đây.
Trong ngày này thường có những hoạt động diễn ra rất sôi nổi; và các cô gái trẻ sẽ thường sẽ suy nghĩ Lễ Thất Tịch tặng quà gì; sau đó chuẩn bị và trưng bày các món quà tự làm; và để cầu mong lấy được người chồng tốt.
Bánh xảo quả là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Thất Tịch của Trung Quốc. Loại bánh này được làm từ các nguyên liệu như: bột mì, đường, mật ong và mè đen; và được nặn theo nhiều hình dáng khác nhau.
Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch là gì ở Việt Nam?
Ngày lễ Thất Tịch đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu; và ngày nay dần được phổ biến hơn trong giới trẻ. Truyện Ngưu Lang Chức Nữ hay còn được gọi với tên khác là ông Ngâu bà Ngâu; để giải thích về thời tiết Việt Nam là mưa ngâu vào tháng 7 âm lịch.
Trong ngày này nhiều người đã kiêng kỵ cưới hỏi; vì sợ gặp phải những điều không may mắn như Ngưu Lang và Chức Nữ. Thay vào đó người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp; sự bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.
Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch; để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững; hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.
Ngày Thất Tịch ở Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, lễ Thất tịch còn được gọi là lễ Chilseok. Ý nghĩa của ngày này cũng khác so với Trung Quốc vì thường rơi vào mùa mưa. Sau khi trải qua một giai đoạn nắng nóng khắc nghiệt; thì việc tắm dưới nước Chilseok (nước mưa) giúp cầu mong một sức khỏe tốt.
Bên cạnh đó, vào mùa này các loại nông sản phát triển mạnh; nên dưa chuột, dưa hấu hay bí ngô được sử dụng rất nhiều trong mùa lễ. Đặc biệt, vào dịp lễ Chilseok người Hàn còn hay ăn mì, bánh nướng; và thưởng thức các món ăn ngon làm từ lúa mì. Vì người Hàn Quốc cho rằng sau khi lễ Chilseok qua đi; thì những cơn gió lạnh ập tới, làm hỏng hương vị của lúa mì.
Mặc dù ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều người biết đến ngày lễ Thất tịch là gì. Nhưng tìm hiểu kỹ thì đây quả là một ngày có nhiều ý nghĩa đúng không? Hy vọng những thông tin về ngày lễ Thất tịch trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn. Chúc bạn đang và sẽ luôn hạnh phúc trong tình yêu của mình nhé!
Tiếp tục theo dõi GROUP29KHOINGHIEP.COM để cập nhật thêm những thông tin bổ ích nhé! Chúc bạn thành công!
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin Tức của group29khoinghiep bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
>>> Nguồn gốc và những điều cấm kỵ tháng cô hồn không nên làm gì?
TÌM HIỂU NGAY