Thị trường nhượng quyền tại Việt Nam những năm gần đây khá sôi động. Nhất là lĩnh vực bán lẻ và ăn uống. Chỉ tính đến tháng 7/2017 đã có 148 thương hiệu quốc tế được nhượng quyền thành công tại Việt Nam. Dự báo thì con số này sẽ tiếp tục tăng. Vậy nhượng quyền thương hiệu quán ăn là như thế nào? Việc này có đơn giản như bạn nghĩ không? Hãy tham khảo ngay những thông tin bên dưới nhé.
Bạn hiểu thế nào là nhượng quyền thương mại?
Nhượng quyền thương hiệu ăn uống là một phần của nhượng quyền thương mại. Đây là một hình thức thương mại cải tiến của cấp phép. Có nghĩa là doanh nghiệp chủ – người nhượng quyền cho phép một doanh nghiệp khác – người nhận quyền. Người này được quyền sử dụng toàn bộ hệ thống kinh doanh của người nhượng quyền. Đổi lại người nhận quyền phải trả các khoản chi phí bù khác như phí sử dụng bản quyền thương hiệu, chiết khấu phần trăm doanh thu trong khoản thời gian 2 bên thỏa thuận.
Thông thường doanh nghiệp nhượng quyền chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, marketing. Còn bên nhận quyền phải đầu tư tất cả chi phí cơ sở hạ tầng và nhân lực. Doanh nghiệp nhận quyền có thể thuộc cùng một quốc gia hoặc ngoài vùng lãnh thổ với bên nhận quyền.
Có 4 loại hình nhượng quyền thương mại như:
- Nhượng quyền có tham gia quản lý
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện
>>> Franchise – Nhượng quyền thương hiệu và những điều bạn chưa biết
Những điều bạn cần biết khi nhượng quyền thương hiệu quán ăn
Nhượng quyền thương hiệu quán ăn đang là trào lưu được nhiều bạn trẻ săn đón nhất hiện nay. Tuy nhiên, để có thể nhượng quyền một cách an toàn và hiệu quả thì đó là cả một vấn đề. Vậy đó là những lưu ý gì?
Nghiên cứu thị trường thật kỹ
Việc đầu tiên khi muốn kinh doanh thành công đó là hiểu được thị trường đang cần gì và thiếu sản phẩm gì. Sản phẩm bạn lựa chọn đã bị bão hòa chưa?
Chẳng hạn như bạn muốn kinh doanh trà sữa thì cần biết TP.HCM hiện đang có bao nhiêu cửa hàng và nhu cầu có đang giảm đi hay không. Giới trẻ và dân văn phòng thích uống trà sữa thương hiệu. Nhưng số cửa hàng trà sữa thương hiệu như Gong Cha, Ding Tea, R&B,… không đáp ứng đủ.
Từ tất cả yếu tố trên bạn có thể xác định được mình có thể chen chân vào thị trường béo bở này bằng cách nhượng quyền thương hiệu hay không? Để thành công và chắc chắn nhất ở những bước đi đầu tiên bạn cần có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết nhất.
Chọn thương hiệu nhượng quyền
Các yếu tố để đánh giá lựa chọn thương hiệu nhượng quyền:
- Tài chính: Để nhượng quyền thương hiệu quán ăn thì chúng ta cần bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ. Do đó, việc bạn cần làm là xem lại khả năng tài chính của mình để đưa ra lựa chọn thương hiệu nào cho phù hợp.
- Hiệu quả kinh doanh: Tiếp theo là cần xem xét các thông tin cần thiết để biết được thương hiệu bạn sắp đầu tư kinh doanh thực tế như thế nào. Khảo sát những cửa hàng đã nhượng quyền trong cùng thành phố để đánh giá xem lợi nhuận ra sao.
- Văn hóa: Đây là yếu tố cần bạn lưu tâm nhất khi có ý định nhượng quyền từ những thương hiệu nước ngoài. Bạn cần xem xét giá trị văn hóa thương hiệu đó có phù hợp? Hoặc có thể thương lượng để thay đổi để thích ứng với văn hóa bạn sắp kinh doanh hay không.
Chi phí nhượng quyền
Bạn nghĩ rằng nhượng quyền thương hiệu quán ăn là thanh toán các chi phí cho bên nhượng quyền. Sau đó có thể toàn quyền sở hữu tất cả nhà hàng, thương hiệu, chiến lược kinh doanh, marketing,…. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tuân thủ theo quy tắc của bên nhượng quyền. Bằng cách báo cáo công việc và thực hiện công việc theo chỉ dẫn của doanh nghiệp nhượng quyền.
Vậy nên thực chất bạn không làm chủ hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền. Mà chỉ sở hữu cơ sở kinh doanh do bạn đầu tư mà thôi. Kinh doanh theo kiểu nhượng quyền này bạn sẽ cần nhiều chi phí đầu tư. Chi phí này nằm ở cơ sở vật chất, chi phí bản quyền, chiết khấu phần trăm doanh thu và các khoản chi phí khác. Con số này thực sự là không hề nhỏ.
Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng nhượng quyền
Bước đầu tiên để kinh doanh nhà hàng nhượng quyền đó chính là chi phí. Bạn cần ước tính đúng cho khoản chi phí mua lại bản quyền của bạn. Bên cạnh đó là chi phí cho việc đầu tư trang thiết bị, nguyên vật liệu,…
Bên cạnh đó, đều cần quan tâm ở đây là bạn cần có những kiến thức cốt lõi cho việc nhượng quyền này. Họ luôn cần bên nhận quyền phải có một số kiến thức cốt lõi và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Có như vậy công việc kinh doanh mới diễn ra thuận lợi hơn.
Xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền kinh doanh với luật sư
Như đã nói trên, điều khoản trong hợp đồng kinh doanh chính là những bước cơ bản nhất về quyền lợi đôi bên. Chính vì thế, tất cả chúng ta cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này. Đàm phán và chấp nhận khi những điều khoản đó hợp lý và không ảnh hưởng quá nhiều đến quyền lợi đôi bên.
Việc đàm phán nên dựa trên những yếu tố như tài chính, quyền lợi và sự minh bạch. Đây đều là những vấn đề pháp lý mà bạn cần quan tâm nhiều nhất. Đàm phán như thế sẽ giúp bạn thu về nhiều kết quả tích cực hơn.
Top 9 Thương hiệu nhượng quyền tốt nhất hiện nay
Nhượng quyền thương hiệu quán ăn – King BBQ
King BBQ là thương hiệu nướng Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam, trực thuộc Redsun – một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi nhà hàng ẩm thực của các thương hiệu lớn. Sau thành công của các nhà hàng nhượng quyền thương hiệu tại Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lào Cai, nay King BBQ sẵn sàng mang đến cơ hội đầu tư tài chính vững chắc cho các chủ đầu tư trên phạm vi cả nước.
Lotteria
Thương hiệu thức ăn nhanh Lotteria (Hàn Quốc) đã hoàn tất các thủ tục về nhượng quyền kinh doanh và chuẩn bị về nhân lực để sẵn sàng cho việc nhượng quyền. Với việc hoàn tất các thủ tục nhượng quyền kinh doanh cũng như chuẩn bị nhân lực cho nhượng quyền, Lotteria cho biết, thời gian tới, chiến lược đầu tư và nhượng quyền thương mại tại Việt Nam sẽ được Công ty tiến hành song song.
Kichi Kichi
Là chuỗi nhà hàng mô hình lẩu băng chuyền Buffet tại Việt Nam, thương hiệu nhà hàng Kichi Kichi ra đời năm 2009. Chỉ với mức giá cố định, khách hàng sẽ được thưởng thức gần 100 sản phẩm tươi ngon không hạn chế.
Nhờ vào mô hình lẩu băng chuyền độc đáo, thú vị này, Kichi Kichi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Bởi sự chuyên nghiệp, chất lượng, giá cả hợp lý. Hiện tại, Kichi Kichi đã có 29 chi nhánh trên toàn quốc. Chi phí nhượng quyền thương hiệu nhà hàng Kichi Kichi tối thiểu là 300.000 USD.
Nhượng quyền thương hiệu quán ăn – ThaiExpress
Món ăn hương vị Thái có một tiềm năng rất lớn. Ẩm thực Thái có 500 năm lịch sử và là một trong những hương vị dẫn đầu trên toàn thế giới. Hương vị Thái đang có ảnh hưởng lớn trong hương vị của món ăn Châu Á.
ThaiExpress nắm được sự ảnh hưởng đó một cách triệt để và đã sáng tạo ra các công thức chế biến để khai thác sự tăng trưởng của thị trường cho hương vị món ăn Thái.
TÌM HIỂU THÊM:
>>> Top 6 mô hình kinh doanh mới ở Việt Nam
>>> Kẻ ‘điên’ với ý tưởng viển vông thành tỷ phú lập dị số 1 thế giới
Pizza Hut
Là thương hiệu đứng đầu trong ngành công nghiệp Pizza, Pizza Hut ngày càng khẳng định được vị thế của mình tại trị trường Việt Nam. Pizza Hut là công ty con của Tập đoàn Yum. Hiện tại, Pizza Hut đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, với hơn 6000 cửa hàng tại Mỹ và 16000 cửa hàng tại các nước khác. Chi phí nhượng quyền thương hiệu Pizza Hut dao động từ 300.000 USD đến 2.200.000 USD.
Ngoài kinh doanh nhượng quyền thương mại nhà hàng, đồ ăn nhanh thì lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé cũng đáng để bạn cân nhắc và đầu tư.
Domino’s Pizza
Sau Pizza Hut, Domino’s Pizza là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai tại Mỹ, nhưng lớn nhất thế giới với khoảng 12.000 nhà hàng thành viên và nhượng quyền tại hơn 80 quốc gia khác nhau. Domino’s Pizza được xem là thương hiệu danh tiếng đứng đầu trong công nghiệp giao nhận pizza, do đó thế mạnh của Domino’s Pizza chính là mảng giao hàng tận nơi – phân khúc thị trường. Chi phí nhượng quyền tối thiểu là 250.000 USD. Với gần 60 năm kinh nghiệm, Domino’s Pizza đã tạo được cho mình một chỗ đứng vững vàng với công nghệ tiên tiến và đã trở thành một thương hiệu có uy tín ở khắp các quốc gia khác trên toàn thế giới.
Dairy Queen
Ra đời vào năm 1940 và sau một năm hoạt động thì đã có 10 cửa hàng kem cho mình. Đến năm 2014, Dairy Queen gia nhập vào thị trường Việt Nam và hiện nay đã có 19 địa điểm hoạt động tại đây. Dairy Queen dự định sẽ mở thêm 60 cửa hàng vào năm 2019. Theo số liệu thống kê gần nhất cho thấy doanh thu Dairy Queen đạt 2,5 tỷ USD. Chi phí nhượng quyền cho Dairy Queen tầm khoảng 2.000.000 USD.
Nhượng quyền thương hiệu quán ăn – Sườn cây
Hiện tại, Sườn Cây có 9 nhà hàng kinh doanh ở Việt Nam. Tiên phong trong mô hình “Nướng và Beer” cùng không gian mở thoáng mát và với hệ thống hút khói tại bàn hiện đại, chuỗi nhà hàng Sườn Cây tạo nên xu hướng mới trong ngành ẩm thực tại Việt Nam và đang được nhiều khách hàng ưa chuộng. Với nguyên liệu tươi ngon và nước sốt ướp độc quyền đã tạo nên thương hiệu ngon và đặc biệt cho Sườn Cây, đội ngũ nhân viên cũng nhiệt tình, thân thiện và chu đáo. Do đó, Sườn Cây luôn được nhiều người lựa chọn.
KFC
Khác với McDonald’s, KFC nổi tiếng khắp toàn cầu nhờ vào sản phẩm gà rán. Hiện tại đang có mặt trên 118 quốc gia khác nhau, chiếm 50% thị trường fast food trên thế giới với số lượng hơn 14.000 cửa hàng. KFC là thương hiệu thức ăn nhanh và quá quen thuộc với người tiêu dùng trên thế giới. Vào cuối năm 1997, KFC xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, tuy bị lỗ 7 năm đầu kinh doanh tại đây nhưng sau đó nhờ vào những chiến lược hợp lý, KFC đã phát triển tới hơn 140 cửa hàng, có mặt tại 19 địa điểm khắp nơi ở Việt Nam. Chi phí nhượng quyền thương hiệu cho KFC khoảng từ 1.300.000 – 2.500.000 USD.
Những quy tắc “bất di bất dịch”
Trước khi bạn quyết định kinh doanh nhượng quyền thương hiệu quán ăn. Bên nhượng quyền sẽ yêu cầu bạn có kiến thức cốt lõi. Cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh khác.
Bên nhượng quyền sẽ chuẩn bị sẵn phần thiết kế nhà hàng, nhà bếp, thực đơn; công thức chế biến, đào tạo nhân viên,… cho bên nhận quyền.
Bên nhận nhượng quyền sẽ không được phép sáng tạo trong các món ăn hay thiết kế, trang trí nhà hàng. Bởi họ buộc phải tuân thủ nguyên tắc mà bên nhượng quyền đặt ra trong hợp đồng.
Nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh nhượng quyền thì lời khuyên cho bạn là không nên nghe theo các công ty môi giới. Bởi mục đích của họ là thuyết phục bạn đầu tư kinh doanh nhượng quyền để lấy phần trăm hoa hồng. Thế nên họ sẽ không thực sự cung cấp những thông tin trung thực và hữu ích nhất cho bạn.
THAM KHẢO THÊM:
>>> Khởi nghiệp trẻ chỉ cần hiểu nguyên tắc đúng đủ đều bạn sẽ thành công
Đừng bỏ lỡ cơ hội vàng này trong năm 2022 nhé các nhà đầu tư !!!
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Sổ Tay Khởi Nghiệp của group29khoinghiep bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
TÌM HIỂU NGAY