Phân loại trái phiếu là gì? Trái phiếu có bao nhiêu loại? Trái phiếu nào là an toàn? Đây hầu hết là những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất dành cho các nhà đầu tư mới tham gia. Thực tế cho thấy rằng, để tham gia vào trái phiếu một cách an toàn và hiệu quả. Thì chúng ta phải có cái nhìn đa chiều và hiểu biết sâu rộng về trái phiếu. Từ đó sẽ có cho mình những chiến lược đúng đắn hơn tham gia trái phiếu. Bài viết ngày hôm nay sẽ cùng bạn xoáy sâu về chủ đề “phân loại trái phiếu”. Theo dõi bài viết ngay để hiểu sâu hơn về vấn đề này bạn nhé.
Phân loại trái phiếu – Trái phiếu là gì?
Trái phiếu được hiểu là một khoản nợ mà chủ phát hành trái phiếu phải trả cho người mua khi đến hạn thanh toán. Người mua trái phiếu có thể là cá nhân, doanh nghiệp và được gọi là trái chủ. Chủ phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước,…
Thu nhập của trái phiếu phụ thuộc vào khoản tiền lãi. Là khoản thu nhập cố định mỗi kỳ hoặc mỗi tháng. Đồng thời dòng tiền của trái phiếu khi đầu tư sẽ không phụ thuộc bất kỳ vào tình hình nội bộ hoạt động của bên phát hành. Chính vì thế, khi có trường hợp không may xảy ra dẫn đến công ty phát hành trái phiếu bị phá sản. Thì trái chủ sẽ được thanh toán hợp đồng và được hoàn toàn bộ số tiền đã đầu tư vào công ty ấy. Sau đó mới chia cho các cổ đông. Điều này được xem là điểm cộng “to” cho lĩnh vực trái phiếu trên toàn cầu.
Tham khảo Cách phân biệt Trái phiếu & Cổ Phiếu tại video dưới đây:
Có mấy loại trái phiếu?
Trái phiếu được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Thông thường, người ta sẽ căn cứ vào các hình thức của trái phiếu để phân loại.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, dựa vào 5 hình thức: chủ thể phát hành, theo lợi tức TP, theo mức đảm bảo thanh toán, theo hình thức TP và tính chất TP. Từ đó sẽ có thể dễ dàng phân loại và nhận dạng được các loại trái phiếu khác nhau.
Phân biệt các loại trái phiếu
Như đã nói trên, việc phân loại trái phiếu sẽ phù thuộc vào 5 hình thức và đặc điểm khác nhau. Vậy cùng nhau tìm hiểu và đi sâu hơn về các loại trái phiếu của 5 đặc điểm ấy bạn nhé.
>>> Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ là gì? Nếu lợi suất này tăng ảnh hưởng thế nào đến kinh tế?
Phân loại trái phiếu – Phân loại theo hình thức chủ thể phát hành
- Trái phiếu của doanh nghiệp: là trái phiếu được doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… Nhằm phát động và gia tăng vốn để phục vụ cho các mục đích hoạt động của công ty. Trái phiếu doanh nghiệp gồm nhiều loại và rất đa dạng
- Trái phiếu chính phủ: Nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước trong các hoạt động như xây dựng trường học, phục vụ kinh tế nước nhà,… Chính phủ đã phát hành trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn ở những khoản tiền nhàn rỗi của người dân. Trái phiếu chính phủ được đánh giá là uy tín và ít rủi ro nhất trong các loại trái phiếu hiện hành.
Phân loại theo lợi tức TP
- Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà lợi tuất được xác định dựa theo % cố định tính theo mệnh giá.
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi: là lãi suất mà được được trả trong các kỳ và tháng khác nhau. Có biến đổi tham số theo các kỳ lãi suất khác nhau.
- Trái phiếu có lãi suất bằng 0: là trái phiếu mà người mua không được hưởng lãi suất. Tuy nhiên lại được mua trái phiếu với giá thấp hơn hay còn gọi là chiết khấu. Và được hoàn trả hoàn toàn bằng số tiền mệnh giá gốc khi đến kỳ thanh toán.
Phân loại theo mức đảm bảo thanh toán
- Trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu được thế chấp bằng các tài sản cụ thể. Khi có rủi ro không may công ty bị phá sản. Người nắm giữ trái phiếu có thể dùng tài sản thế chấp này để làm mức an toàn tối cao cho quyền lợi của mình.
- Trái phiếu không đảm bảo: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động.
Phân loại theo hình thức trái phiếu
- Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ. Khi đến kỳ hạn thanh toán. Người nắm giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang đến ngân hàng để thanh toán.
- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi.
Phân loại theo tính chất trái phiếu
- Trái phiếu có thẻ chính phủ: là loại trái phiếu mà trái chủ có thể chuyển đối thành cổ phiếu. Điều này phải thực hiện theo đảm bảo nhà nước và quy định của công ty đó.
- Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: là loại trái phiếu có kèm theo những quy định về việc mua cổ phiếu ở một số lượng nhất định.
- Trái phiếu có thể mua lại: là loại trái phiếu mà nhà phát hành có thể mua lại hoặc mua hoàn toàn trái phiếu ấy trước khi đến kỳ hạn thanh toán.
Lời kết
Phân loại trái phiếu giúp chúng ta có cái nhìn chuyên sâu hơn về kênh đầu tư tài chính này. Điều này được xem là bước đệm hoàn hảo cho các khách hàng lần đầu “dấn thân” vào trái phiếu. Hi vọng với những gì bài viết đã chia sẻ. Nhà đầu tư sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức chuyên sâu hơn về lĩnh vực này. Chúc các bạn thành công.
Hãy cùng theo dõi GROUP29KHOINGHIEP.COM để có những thông tin bổ ích nhé! Chúc các bạn thành công.
Tham khảo thêm các cách đầu tư tiền hiệu quả tại chuyên mục Đầu tư gì của chúng tôi nhé!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
>>> Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp – Miếng mồi béo bở trong mùa giãn cách
TÌM HIỂU NGAY