Thế nào là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ?

Thế nào là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ?
Doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên chúng lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho đất nước.

Doanh nghiệp nhỏ là gì?

Doanh nghiệp nhỏ (DNN) là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng, thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục theo quy định pháp luật, có quy mô về vốn, tài sản, lao động nhỏ.

doanh nghiệp nhỏ

DNN là doanh nghiệp hoạt động với giới hạn quy mô như sau:

– Về số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 lao động đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Không quá 50 lao động đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp được hiểu là số lượng người lao động tham gia lao động trong doanh nghiệp được trả lương và được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, chia cho số tháng trong năm, hoặc số tháng hoạt động của doanh nghiệp trong năm với trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới một năm.

– Về tổng doanh thu một năm: đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng không quá 50 tỷ đồng,  hoặc tổng nguồn vốn hoạt động không lớn hơn 20 tỷ đồng. Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Nếu như DNN có hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề lĩnh vực xác định ngành nghề hoạt động chính thông qua doanh thu và số lao động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

Doanh nghiệp siêu nhỏ (DNSN) là mô hình doanh nghiệp thuộc mô hình DNN, tại Luật hỗ trợ DNN và vừa và các văn bản pháp luật khác có liên quan có quy định cách xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nội dung này được hiểu như sau:

– Về số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,lĩnh vực công nghiệp xây dựng và lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

– Về tổng doanh thu một năm, hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp xây dựng không vượt quá 3 tỷ đồng.

Đối với DNSN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, yêu cầu có tổng doanh thu một năm không vượt quá 10 tỷ đồng, hoặc nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ đồng.

doanh nghiệp siêu nhỏ

>>> Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Phân biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ

Để phân biệt chủ yếu thông qua các tiêu chí về lao động, tổng doanh thu, nguồn vốn của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.

Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng

DNN là doanh nghiệp có số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ trên 10 người đến 200 người. Có tổng doanh thu ghi trong Báo cáo tài chính từ 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, hoặc có nguồn vốn doanh nghiệp từ trên 3 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng.

DNSN là doanh nghiệp có số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở xuống, có tổng doanh thu năm từ 3 tỷ đồng trở xuống, hoặc có nguồn vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống.

Lĩnh vực thương mại và dịch vụ

DNN là doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ trên 10 người đến 50 người. Tổng doanh thu hằng năm từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng, hoặc có nguồn vốn từ trên 3 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng.

DNSN là doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm là từ 10 lao động trở xuống, tổng doanh thu hằng năm từ 10 tỷ đồng trở xuống, hoặc có nguồn vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống.

Hi vọng bài viết có thể giúp bạn biết cách xác định và phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ.

doanh nghiệp nhỏ

>>> Khởi nghiệp và những điều cần biết

Đầu tư gì sinh lời chỉ từ 50 triệu đồng?

Khi bắt đầu có hứng thú với đầu tư, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó khăn với rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi kênh đầu tư đều có ưu và nhược điểm riêng của nó. Vậy nên, bạn đừng vì trải nghiệm của một người nào đó mà làm lung lay lý tưởng của mình. Vì biết đâu họ đã đi sai hướng hoặc đã không biết đầu tư đúng cách thì sao.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều tin tức Doanh Nghiệp của group29khoinghiep bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm: Các biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh cần biết

TÌM HIỂU NGAY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.