Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục có xu hướng bùng nổ vào cuối năm 2021, đầu 2022. Nhiều công ty doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu như nấm mọc sau mưa. Trong đó, có những cái tên nổi bật như trái phiếu An Đông,… Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu về trái phiếu của tập đoàn An Đông. Liệu trái phiếu này có an toàn và hiệu quả để đầu tư lâu dài không? Nếu bạn quan tâm thì hãy xem hết bài viết này nhé.
Tập đoàn An Đông kinh doanh gì? Có uy tín không?
Tập đoàn An Đông được biết đến là một trong những ông trùm bất động sản ở Sài Gòn. Tên đầy đủ là công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông là thành viên thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Vạn Thịnh Phát là một trong top tập đoàn hàng đầu Việt Nam. Có thể thấy, Tập đoàn An Đông được sự hậu thuẫn từ một “ông trùm”, vì thế mà tiềm năng và nguồn vốn cũng rất đáng nể trên thị trường.
Tập đoàn An Đông được thành lập vào năm 2007, với nguồn vốn điều lệ là 9.000 tỷ đồng. Năm 2018, Người đại diện pháp luật cũng là giám đốc điều hành: ông Kwok Hakman Oliver – quốc tịch Úc. Chủ tịch HĐQT của tập đoàn là bà Ngô Thanh Nhã. Các thành viên khác trong HĐQT gồm có: ông Trương Lập Hưng và bà Trương Huệ Vân. Trụ sở chính của An Đông đặt tại phường 8, quận 5, TP. HCM.
Nổi tiếng là một ông lớn trong ngành bất động sản. Tập đoàn An Đông sở hữu nhiều dự án nổi bật như: Windsor Plaza Hotel – Khách sạn thương mại An Đông; The Garden complex – chính là trung tâm thương mại và khu cao ốc liên hợp Thuận Kiều; dự án Elegant Residence – tòa cao ốc tích hợp căn hộ 15 tầng ở quận 10; dự án An Đông Tower – cao ốc văn phòng cao 20 tầng ở quận 5; dự án An Đông Plaza 2 – trung tâm TMDV 100 Hùng Vương với tòa cao ốc 30 tầng. Ngoài ra, tập đoàn An Đông còn sở hữu các bệnh viện, nhà văn hóa và công viên lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trái phiếu An Đông có an toàn để đầu tư không?
Trái phiếu tập đoàn An Đông trên thị trường như thế nào?
Theo thông tin được công bố từ tập đoàn An Đông, dữ liệu từ quý 4 năm 2018 đến tháng 1/2019. Trong 3 đợt phát hành trái phiếu công ty An Đông đã thu về hơn 25 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, đợt phát hành lớn nhất có khối lượng 11.969 tỷ đồng. Lô trái phiếu phát hành thứ 2 có khối lượng 10.000 tỷ đồng và lô cuối cùng là 3.000 tỷ đồng.
Báo cáo kết quả trả lãi của trái phiếu tập đoàn An Đông cả 3 lô như sau: Lô thứ nhất là 1.165 tỷ đồng; lô thứ 2 là 82 tỷ đồng và lô thứ 3 là 224 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu An Đông ước tính của từng lô lần lượt là 9,7%/năm; 2,7%/năm và 2,2%/năm.
Có nên đầu tư tiền vào trái phiếu tập đoàn đầu tư An Đông không?
Theo các số liệu báo từ năm 2016 đến 2019, có thể thấy tập đoàn An Đông đã làm ăn khá tốt; trung bình doanh thu tăng trưởng khoảng 39%. Cụ thế, doanh thu thuần của tập đoàn liên tục tăng trưởng từ 534 tỷ đồng năm 2016; 722 tỷ đồng năm 2017; 748 tỷ đồng năm 2018 và 755 tỷ đồng vào năm 2019.
Bên cạnh đó, lợi nhuận gộp trong 4 năm cũng ở mức khá cao đến 30%. Cụ thể, lợi nhuận năm 2016 là 148 tỷ đồng; năm 2017 là 221 tỷ đồng; năm 2018 là 252 tỷ đồng và năm 2019 là 223 tỷ đồng. Kết quả lợi nhuận sau thuế từ năm 2016 đến 2018 tăng hơn gần 24 lần. Từ 6,5 tỷ lên 155 tỷ, riêng lợi nhuận 2019 là 37,6 tỷ đồng. Tổng quy mô tài sản tăng gấp 2 lần tư 22 nghìn tỷ lên 46 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo tài chính năm 2019 cũng cho thấy tập đoàn đã thanh toán toàn bộ dư nợ lãi suất trái phiếu An Đông cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, năm 2020, tập đoàn An Đông lỗ sau thuế gần 23 tỷ đồng, khoảng nợ gần 37.000 tỷ đồng. Đây chính là con số gây nhiều lo ngại. Chính vì thế, nếu bạn đang có dự định đầu tư vào trái phiếu An Đông thì nên cân nhắc và tìm hiểu thêm thông tin khác nhé.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về trái phiếu An Đông và tình hình tài chính hiện tại của Tập đoàn An Đông. Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm những nguồn thông tin khác nữa để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Sổ Tay Khởi Nghiệp của group29khoinghiep bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
>>> Các phân biệt cổ phiếu và trái phiếu dễ hiểu nhất cho “tấm chiếu mới”
TÌM HIỂU NGAY